×
×

Mang theo một tờ giấy khi mua gạo có lợi ích tuyệt vời, không muốn mua phải gạo cũ thì nhất định phải biết

Việc mang theo một tờ giấy khi đi mua gạo sẽ giúp bạn phát hiện được đâu là gạo cũ, đâu là gạo mới. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Gạo là loại lương thực không thể thiếu trong các gia đình. Thông thường, các bà nội trợ sẽ mua gạo về tích trữ trong nhà để dùng dần. Nếu mua được gạo mới thì cơm nấu lên sẽ thơm ngon, giàu dinh dưỡng và gạo cũng bảo quản được lâu hơn. Gạo cũ thường sẽ không ngon bằng, giá trị dinh dưỡng cũng sẽ giảm dần theo thời gian.

Để chọn được gạo mới, bạn nên mang theo một tờ giấy khi đi mua gạo.

Lợi ích của việc mang theo tờ giấy khi đi mua gạo

mua-gao-mang-theo-to-giay-01

Gạo mới, chất lượng tốt thường có độ ẩm và lượng dầu thấp hơn so với gạo cũ, gạo để lâu. Bằng cách quan sát độ ẩm và dầu của gạo, bạn có thể biết được đâu là gạo cũ, đâu là gạo mới.

Bạn cần lấy một tờ khăn giấy. Bỏ vào vào trong giấy và bọc lại. Cầm bọc gạo trong tay và giữ chặt trong khoảng 10 giây. Sau đó, mở tờ khăn giấy ra và quan sát bề mặt giấy.

Nếu trên giấy có các hạt bột gạo trắng thì đó là gạo mới, chất lượng tốt. Gạo mới sẽ khô ráo, tiết ra ít dầu và có nhiều tinh bột ở trên bề mặt. Ngược lại nếu trên khăn giấy có vết dầu hoặc vết sáp, các hạt gạo dính lại với nhau chứ không tách rời thì đó là dấu hiệu cho thấy gạo đã để lâu, nên tránh mua.

Một số lưu ý khi đi mua gạo

– Quan sát màu sắc

Gạo mới sẽ có hương vị thơm ngon hơn gạo cũ. Để phân biệt gạo cũ và gạo mới, bạn có thể quan sát màu sắc. Hạt gạo bình thường sẽ có màu trắng nhạt. Tuy nhiên, màu sắc của hạt gạo có thể thay đổi theo giống và điều kiện bảo quản.

Đặc điểm chung của gạo mới thường là có màu trong mờ, hơi trắng, hạt gạo có độ cứng.

Nếu gạo có màu sẫm hơn, hơi ngả vàng, xỉn màu thì đó có thể là gạo cũ, để lâu, không còn hương vị thơm ngon như ban đầu.

Gạo được tẩm hóa chất tẩy trắng thường có vẻ ngoài sáng bóng, trắng tinh.
mua-gao-mang-theo-to-giay-02
– Ngửi mùi gạo

Hạt gạo thông thường sẽ có mùi thơm tự nhiên. Khi mua, bạn nên kiểm tra mùi của gạo. Nếu gạo có mùi không tự nhiên hoặc mùi hôi nồng thì đó là gạo tẩm hương liệu hoặc gạo cũ. Gạo này nấu lên sẽ bị mất mùi, không còn thơm như ban đầu.

Bạn cũng có thể cho một ít gạo ra tay rồi vò cho gạo nóng lên. Nếu ngửi thấy mùi thơm của gạo thì đó là gạo ngon. Nếu không thấy mùi gạo hoặc có mùi bất thường thì không nên mua.

– Nhai thử hạt gạo

Bạn có thể lấy vài hạt gạo bỏ vào miệng để nhai thử. Nếu thấy gạo có vị ngọt tự nhiên, độ dính nhẹ thì đó là gạo ngon. Nếu hạt gạo quá mềm hoặc quá cứng, không có mùi thơm thì có thể là gạo kém chất lượng.

– Đốt gạo

Một cách để kiểm tra chất lượng của gạo mà ít người biết chính là đốt cháy hạt gạo. Bạn chuẩn bị một chiếc thìa kim loại. Cho một ít gạo vào thìa rồi châm lửa đốt. Nếu thấy gạo có mùi thơm thì đó là gạo tốt. Nếu thấy gạo có mùi lạ (chẳng hạn như mùi khét, mùi nồng) thì rất có thể gạo đã được xử lý, tẩm hóa chất.

Related Posts

Đặt hàng đào tạo để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên

Công tác tuyển dụng giáo viên (GV) về giảng dạy tại tỉnh Long An thời gian qua vẫn gặp khó khăn. Vì vậy, tình trạng thiếu GV…

Lương tăng, giáo viên mầm non vùng cao có thêm kinh phí mua sắm đồ dùng cho trẻ

“Vợ chồng tôi và con nhỏ đang ở trọ, chi phí khoảng 2 triệu đồng/tháng. Được tăng lương, tôi sẽ đỡ được khoản tiền này”, cô Lùng…

Tăng lương cơ sở từ 01/7, cách tính các khoản phụ cấp cho giáo viên ra sao?

Hiện nay, các địa phương đã có những chỉ đạo về thực hiện lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức hoặc truy lãnh lương mới…

Luật Nhà giáo đặt ra yêu cầu đổi mới đối với giáo viên

Cùng với những quyền lợi, Luật Nhà giáo cũng đề cập đến những nghĩa vụ người giáo viên phải thực hiện nhằm chuẩn hóa năng lực.Sáng 10/7,…

Mức lương hưu của giáo viên nghỉ hưu trước tuổi

Độc giả hỏi về mức lương hưu của giáo viên nghỉ hưu trước tuổi. Tôi là giáo viên nghỉ hưu trước tuổi. Xin hỏi, mức lương hưu…

Giáo viên tiểu học mong muốn được giảm định mức tiết dạy

Bộ GD&ĐT đã đăng tải dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học trên cổng…