×
×

Nghi thức và bài khấn cúng đưa ông Táo 23 tháng Chạp

Theo quan niệm dân gian, ông Táo là vị thần cai quản việc bếp núc. Vào ngày 23 tháng Chạp, gia chủ sẽ chuẩn bị các nghi thức và bài khấn cúng đưa ông Táo để mong một năm mới khỏe mạnh, sung túc

Cúng đưa ông Táo là phong tục cổ truyền của người Việt từ xưa đến nay mỗi dịp tết đến xuân về. Dù vậy, không phải ai cũng biết tại sao có phong tục này cũng như nghi thức cúng cùng bài khấn đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm.

Thần Táo gọi đúng nghĩa là Định Phước Táo Quân, là vị Thần tạo phước đức và chăm sóc các cháu nhỏ trong gia đình. Thần Táo được thờ tại bếp nấu ăn (cơm) của mỗi gia đình hoặc trong các lò bếp trong nhà máy, công ty, xí nghiệp…

Lễ đưa Thần Táo được Vía ngày 23 tháng Chạp hằng năm.

Theo quan niệm của người Việt Nam, nghi thức cúng tiễn ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp gồm có:

– Nhang, đèn, trà nước

– Mâm cỗ mặn/chay tùy vào gia đình.

– Mâm trái cây

– Cá chép sống: Đây là phong tục của người Hoa. Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện để ông Táo lên chầu trời. Tùy vào quan niệm từng gia đình có thể đặt thêm một 1 thau nước có con cá chép sống bên cạnh Ông Táo. Sau khi đưa Ông Táo xong, đem cá thả xuống sông.

– Giấy vàng mã

Tùy vào gia đình, lễ vật cúng đưa ông Táo có thể gia giảm, nhiều người thực hiện đơn giản thì chỉ cần nhang, đèn, hoa quả và trà nước là đủ.

Cúng ông Táo thường được tiến hành vào buổi sáng ngày 23 tháng Chạp. Gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật và bày biện mâm cúng ở bếp, hướng ra cửa chính.

Bài khấn cúng đưa ông Táo:

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp năm hết Tết đến, con có chút lễ và hoa quả, trà nước để kính dâng Ngài Định Phước Thần Táo về Thiên Đình.

Mong Ngài Định Phước Thần Táo nhận Lễ để phù hộ cho gia đình con sang năm mới được no cơm ấm áo, an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đặc biệt, giúp cho các con cháu trong gia đình được mạnh khỏe, phước đức dồi dào, vượt qua tất cả tại nạn, ốm đau bệnh tật.

Ngoài nội dung cơ bản trên, có thể khấn vái thêm tùy vào ý nguyện của gia chủ.

Khi đưa ông Táo xong, từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày 30 tháng Chạp (hoặc 29 nếu năm đó tháng Chạp không có ngày 30) không đốt nhang cho ông Táo.

Ngày rước ông bà về ăn Tết Nguyên đán cũng là ngày làm Lễ rước Đình Phước Thần Táo (Táo quân) trở về, sau đó tiếp tục đốt nhang thờ cúng như bình thường mọi ngày.

Related Posts

Đặt hàng đào tạo để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên

Công tác tuyển dụng giáo viên (GV) về giảng dạy tại tỉnh Long An thời gian qua vẫn gặp khó khăn. Vì vậy, tình trạng thiếu GV…

Lương tăng, giáo viên mầm non vùng cao có thêm kinh phí mua sắm đồ dùng cho trẻ

“Vợ chồng tôi và con nhỏ đang ở trọ, chi phí khoảng 2 triệu đồng/tháng. Được tăng lương, tôi sẽ đỡ được khoản tiền này”, cô Lùng…

Tăng lương cơ sở từ 01/7, cách tính các khoản phụ cấp cho giáo viên ra sao?

Hiện nay, các địa phương đã có những chỉ đạo về thực hiện lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức hoặc truy lãnh lương mới…

Luật Nhà giáo đặt ra yêu cầu đổi mới đối với giáo viên

Cùng với những quyền lợi, Luật Nhà giáo cũng đề cập đến những nghĩa vụ người giáo viên phải thực hiện nhằm chuẩn hóa năng lực.Sáng 10/7,…

Mức lương hưu của giáo viên nghỉ hưu trước tuổi

Độc giả hỏi về mức lương hưu của giáo viên nghỉ hưu trước tuổi. Tôi là giáo viên nghỉ hưu trước tuổi. Xin hỏi, mức lương hưu…

Giáo viên tiểu học mong muốn được giảm định mức tiết dạy

Bộ GD&ĐT đã đăng tải dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học trên cổng…